Dự án Hanopark

Dự án Hanopark

Đăng ký

NHỮNG CHIÊU LỪA ĐẢO TRONG MUA BÁN NHÀ ĐẤT

Nhà đất là một trong những tài sản có giá trị rất lớn. Nhiều người phấn đấu cả đời để mua được một căn nhà hay một lô đất. Nhưng hiện nay, có rất nhiều tiêu cực xảy ra trong thị trường bất động sản; khi xuất hiện rất nhiều các chiêu trò lừa đảo mua bán đất. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ Những chiêu trò lừa đảo trong mua bán nhà đất.

1.Treo đầu dê bán thịt chó

Đây là một chiêu trò rộ lên gần đây làm tốn nhiều thời gian của Khách hàng; và làm giá bất động sản trong khu vực không rõ ràng.

Khách hàng có thể thấy các tin đăng trên internet hay các tờ rơi quảng cáo,… đăng bán những sản phẩm ở vị trí đẹp với giá rất thấp (chỉ bằng 1/3 cho đến nửa giá thị trường). Khi khách hàng thấy rẻ, sản phẩm tốt sẽ liên hệ người đăng tin. Lúc này, Khách hàng muốn đi xem đất, muốn xem sổ hồng thì môi giới hẹn Khách hàng đi dự thảo vào 1 ngày cuối tuần. Hứa khi tham dự xong sẽ được xem giấy tờ và dẫn đi xem đất.

Khi khách hàng đến địa điểm đã hẹn, Khách hàng sẽ thấy có rất nhiều người cùng đến như mình. Xe đưa khách hàng đi xem đất nhưng ở rất xa, chứ không phải trong khu vực TPHCM. Nếu Khách hàng không xuống cọc thì cũng mất nhiều thời gian của mình. Trường hợp này làm khách hàng hoang mang, không tin tưởng khi liên hệ với môi giới.

Cũng với trường hợp trên, nhưng nhiều khách hàng bị lừa xuống tiền cọc bởi các thủ đoạn tinh vi. Trên xe, nhân viên đưa khách hàng đến dự án ở Đồng Nai; Khách hàng phản ứng không đồng ý thì được trấn an là xem dự án này trước, trên đường về sẽ xem dự án đã giới thiệu sau. Trên đường đi, nhân viên liên tục giới thiệu dự án, thông báo có khách cọc, mồi chài về lợi nhuận,…

Vừa xuống xe, nhân viên môi giới lập tức giới thiệu về dự án; về tiện ích là liên tục hối thúc xuống cọc. Nhân viên kinh doanh thuyết phục rằng đất ở dự án này đã có sổ đỏ riêng từng nền; được xây dựng tự do. Họ đảm bảo rằng sẽ cho xem sổ đỏ và các chứng từ pháp lý của dự án khi Khách hàng đến công ty vào ngày hôm sau. Điều này làm cho Khách hàng tin rằng dự án đã có thủ tục pháp lý và hồ sơ đầy đủ. Nhiều nhân viên còn hứa với khách sẽ bán lại cho Khách lời 20%, 30% sau 2 đến 3 tháng,… Vì thế, nhiều khách hàng đã xuống cọc.

Nhưng thực tế các dự án này đều không phải do Công ty làm chủ đầu tư, các giấy tờ chỉ là bản photo giả. Vì vậy, khách hàng bị mất tiền oan, không đòi lại được.

2.Tự nhận chủ đầu tư và nhận cọc của Khách hàng

Nhiều công ty môi giới còn tự nhận chủ đầu tư; làm một con đường đẹp giữa dự án làm lễ mở bán. Sau đó khi hợp đồng góp vốn chuyển nhượng với Khách hàng.

Nhưng thực tế, khi người dân mang các giấy tờ đến UBND hay Phòng tài nguyên khu vực đó kiểm tra thì không có dự án nào do Công ty đó làm chủ đầu tư cả.

Những chiêu lừa đảo khi mua bán nhà đất (Phần 2)

Sổ đỏ là tên gọi nôm na của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất” gần như là bằng chứng hợp pháp nhất, chắc chắn nhất về quyền sở hữu của một căn nhà hay một thửa đất. Mua bất động sản mà bên bán có sổ đỏ chính chủ thì theo lẽ thông thường, người mua sẽ yên tâm, không sợ bị lừa. Nhưng không phải! Mua nhà có sổ đỏ người mua vẫn bị lừa, với hàng loạt chiêu thức vô cùng tinh vi.

3.Sổ đỏ bị tẩy xóa thông tin

Nguyễn Nha Trang trú tại phường Thịnh Quang, Hà Nội là một người đàn bà đẹp, đã vậy còn là con gái rượu của một giám đốc doanh nghiệp tư nhân. Chị Nguyễn Thúy H, một nạn nhân của Trang, cũng đã tin Trang bởi cái vẻ ngoài đại gia ấy. Số là năm 2010, có nhu cầu mua đất, chị đã được giới thiệu đến gặp Trang. Lúc đó Trang nói chị ta đang có một mảnh đất 284m2 ở phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, sổ đỏ đứng tên chồng Trang, giá bán là 3,3 tỷ đồng.

Chị H được Trang đưa ra tận nơi, xem tận mắt cả mảnh đất lẫn sổ đỏ và hai bên thuận mua vừa bán. Sau đó, hai bên tiến hành các thủ tục. Trang ký giấy ủy quyền định đoạt mảnh đất trên cho chị H và bàn giao sổ đỏ. Chị H chuyển cho Trang 3,3 tỷ đồng. Cầm được sổ đỏ gốc trong tay, cộng với bản hợp đồng ủy quyền định đoạt mảnh đất nói trên, chị Hằng yên tâm về độ chắc chắn của giao dịch này.

Hai tháng sau, chị đến UBND phường Định Công để làm thủ tục nộp thuế lô đất này thì mới té ngửa, khi được biết, mảnh đất trên nằm trong khu vực quy hoạch phải thu hồi. Và trên thực tế, từ cuối tháng 07/2009 tức là trước thời điểm Trang bán cho chị gần 1 năm, thì UBND quận Hoàng Mai đã ra quyết định thu hồi. Đồng thời, UBND phường Định Công cũng đã ra thông báo thu hồi sổ đỏ của các diện tích nằm trong diện quy hoạch trong đó có mảnh đất này.

Chưa hết, cũng mãi đến tận lúc này, chị Hằng mới biết rằng trên sổ đỏ nguyên bản thì tại mục IV có ghi rất rõ ràng: “Thửa đất thuộc khu vực quy hoạch phải thu hồi”. Nhưng tại sổ đỏ mà Trang giao cho chị thì không hiểu sao dòng chữ này đã không còn nữa. Kết quả giám định của Phòng Kỹ thuật Hình sự Công an TP Hà Nội cho thấy, mục IV ghi trên sổ đỏ này đã bị tẩy xóa nội dung cũ bằng phương pháp cơ học và nội dung bị tẩy xóa đọc được là: “Thửa đất thuộc khu vực quy hoạch phải thu hồi”.

4.Thêm thông tin giả vào sổ đỏ thật, Nghiêm Thị Viết lĩnh án chung thân.

Nếu như Nha Trang tẩy xóa thông tin trên sổ đỏ thật thì ngược lại Nghiêm Thị Viết ở Đông Anh lại “cấy” thêm thông tin vào sổ đỏ thật để đánh lừa người mua. Để vay được 3 tỷ đồng của chị Nguyễn Thị Nga ở phố Bùi Thị Xuân, Hà Nội, Nghiêm Thị Viết đã giao cho chị Nga một sổ đỏ để làm tin.

Sổ đỏ này mang tên ông Trần Công Sơn và bà Trần Thị Ngọc ở phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội chủ sở hữu mảnh đất có diện tích 384m2. Tuy nhiên, tại bìa 4, trong phần ghi chú về thay đổi chủ sở hữu có nội dung: Đã sang tên cho bà Nghiêm Thị Viết ngày 12/032008 có ký tên, đóng dấu của Văn phòng đăng ký đất và nhà quận Tây Hồ.

Sau khi vay được 3 tỷ đồng của chị Nga, dù hẹn 10 ngày sau sẽ trả cả gốc cả lãi đầy đủ để chuộc sổ đỏ về nhưng cầm được tiền xong, Viết “lặn một hơi”. Bị chị Nga đòi ráo riết, Viết vẫn không trả mà viết giấy bán đứt mảnh đất trên cho chị Nga để gán nợ. Hai bên làm hợp đồng mua bán đàng hoàng. Nhưng khi chị Nga tìm đến địa chỉ mảnh đất trên tại Phú Thượng thì thấy gia đình ông bà Sơn – Ngọc vẫn ở đây và được biết họ chưa từng bán mảnh đất này cho ai và cũng không bao giờ có ý định bán đất, bán nhà.

Theo tìm hiểu, sổ đỏ mà Viết gán nợ cho chị Nga đúng là sổ đỏ của ông bà Sơn – Ngọc thật nhưng cuốn sổ này gia đình đã bị thất lạc cách đó ít lâu. Khi Cơ quan điều tra Công an TP. Hà Nội trưng cầu giám định thì kết quả cho thấy: sổ đỏ mang tên ông bà Sơn – Ngọc là sổ đỏ thật nhưng phần ghi chú về thay đổi chủ sở hữu tại bìa 4 là giả, được “cấy” thêm vào.

5.Mất tiền cọc vì tin lời “cò”

Một trong những thủ đoạn được các đối tượng lừa đảo trên thị trường áp dụng chính là chiếm đoạt tiền cọc của khách hàng. Một bạn đọc kể: “Hai vợ chồng mình từ quê lên Hà Nội lập nghiệp, sau bao vất vả và huy động cả hai bên nội ngoại giúp đỡ mới gom đủ hơn 1 tỷ đồng để mua đất tại Hà Nội. Sau hơn một tháng đi xem đủ loại đất, gặp đủ loại “cò” mà không tìm được mảnh đất vừa ý.

Hôm vừa rồi đọc trên mạng thấy có mảnh đất tại HN1 gần chỗ làm, khoảng tầm tiền đó nên vào xem. Được “cò” đất dẫn đi xem thấy rất ưng ý, mình hỏi xem sổ đỏ thì được cho xem sổ đỏ photo. Mình yêu cầu gặp chủ nhà để đàm phán giá thì “cò” bảo mảnh đất này được chủ nhà ủy quyền cho văn phòng của họ rồi nên họ sẽ đứng ra nhận đặt cọc và hẹn ngày để gặp chủ nhà làm hợp đồng mua bán công chứng.

Do mình chưa có kinh nghiệm, phần vì thấy mảnh đất đẹp và giá hấp dẫn nên đã làm hợp đồng đặt cọc và hẹn ngày làm hợp đồng. Đúng ngày hẹn mình đến văn phòng của họ thì chả thấy “cò” đâu. Hỏi ra thì bác chủ nhà bảo họ đã thanh lý hợp đồng thuê nhà và chuyển đi rồi. Vậy là đi tong số tiền đặt cọc”.

6.Giả “đại gia” nhà đất lừa đảo

Tuy nhiên, đó mới chỉ là chiêu lừa ở dạng “nghiệp dư”. Tinh vi đến độ dàn cảnh một kịch bản lừa hoàn hảo với cả nhóm người tham gia diễn là vụ án ở Sóc Trăng. Phan Văn Nghiệp – tức “bầu Nghiệp” đã thực hiện một kịch bản lừa hoàn hảo. Đồng bọn của Nghiệp còn có Châu Quốc Tuấn và Ngô Nguyễn Anh Vũ.

Tình cờ biết chị Tiên chuyên mua bán nhà đất, Vũ tìm cách xin số điện thoại rồi đưa cho Nghiệp. Sau đó, Nghiệp giao cho Vũ đi tìm người bán nhà, còn Nghiệp liên hệ với chị Tiên và cho biết có “đại gia” ở TP.HCM cần mua nhà, chị Tiên biết chỗ bán thì cho Nghiệp hùn vốn mua để bán lại. Cùng thời gian này, Vũ đến ấp Phù Ly 1 (xã Đông Bình) gặp chị Vân đang bán nhà. Vũ hỏi mua với giá 550 triệu đồng và dặn chị Vân: “Nếu có người đến mua thì nói giá là 750 triệu đồng và yêu cầu đặt cọc 300 triệu đồng”.

Khi Nghiệp và chị Tiên đến xem nhà, chị Vân kêu giá 750 triệu đồng như Vũ đã dặn. Để tăng phần tin tưởng từ chị Tiên, trên đường về Nghiệp nói với chị Tiên là “căn nhà của chị Vân bán lại khoảng 900 triệu đến 1 tỷ đồng”. Theo kế hoạch, Nghiệp phân công Tuấn đóng vai “đại gia” mua nhà, rồi Nghiệp điện thoại cho chị Tiên hẹn cả ba cùng đến nhà chị Vân. Tại đây, chị Tiên ra giá căn nhà của chị Vân là 1 tỷ đồng, Tuấn trong vai “đại gia” giả vờ trả giá 900 triệu đồng.

Thấy lời hàng trăm triệu đồng, chị Tiên lập tức thỏa thuận mua bán ngôi nhà này với chị Vân với mục đích nhằm “bán sang tay kiếm lời của đại gia”. Trong hợp đồng có ghi: “Chị Tiên đồng ý mua nhà và đất giá 750 triệu đồng, đặt cọc trước 300 triệu đồng. Trong thời hạn 30 ngày, chị Tiên không trả đủ thì sẽ mất tiền cọc”. Nghiệp chuyển cho chị Tiên 50 triệu đồng nói là “tiền đặt cọc của đại gia”.

Đúng hẹn, Tiên đến nhà Vân đặt cọc và không ngờ đồng bọn của Nghiệp đã chờ sẵn ở đây. Sau khi giao cho chị Vân 300 triệu đồng, đồng bọn của Nghiệp đã lấy lại 200 triệu đồng như đã thỏa thuận. Số tiền chiếm đoạt được, Nghiệp lấy lại 50 triệu đồng (bỏ ra ban đầu vờ là tiền đặt cọc của “đại gia”), còn lại 150 triệu đồng cả nhóm chia nhau.

Về phần chị Tiên, quá hạn mãi mà không thấy tăm hơi của cả Nghiệp lẫn “đại gia” nên đã điện thoại hối thúc. Nhưng lúc này điện thoại đã tắt và cả hai đều lặn không sủi tăm. Tìm đến nhà chị Vân để tìm hiểu chị Tiên mới vỡ lẽ ra mọi chuyện rằng cả hai đều là nạn nhân của một kịch bản lừa ngoạn mục.

0933822359